Thất bại của Tây Ban Nha đã khiến họ dừng bước tại sân chơi World Cup năm 2022 ngay từ vòng 16 đội. Nơi mà người hâm mộ đặt tiềm tin rằng La Roja sẽ dễ dàng vượt qua được Morocoo nhưng kết quả lại trái ngược. Cùng Thethao789 giải mã nguyên nhân thất bại của đội tuyển xứ đấu bò.
Theo đuổi phong cách chơi bóng cũ kỹ là nguyên nhân thất bại của Tây Ban Nha
Suốt 120 phút trước đội tuyển Marocco, một lần nữa các cầu thủ Tây Ban Nha lại khiến những người hâm mộ của họ chết lặng. Thầy trò HLV Enrique vẫn theo đuổi lối đá kiểm soát bóng nhưng lại cực kỳ vô hồn và thiếu hiệu quả. Theo thống kê, có tổng cộng 1.019 đường chuyền được các cầu thủ Tây Ban Nha thực hiện. Bên cạnh đó, họ cũng đã kiểm soát bóng tới 77% và tỉ lệ chuyền bóng chính xác đạt tới con mốc 90%.
Ấy thế nhưng, tất cả những điều trên chỉ là vô nghĩa. Nếu nhìn nhận một cách rõ ràng hơn, không phải Tây Ban Nha làm chủ được thế trận, chơi ở thế cửa trên và áp đặt lối chơi lên đối thủ. Mà đơn giản, đội tuyển Morocco đã tính toán để chủ động nhường lại thế trận cho La Roja và xem Tây Ban Nha thể hiện sự bất lực trước hàng phòng ngự dày đặc và kỷ luật của mình.
Tây Ban Nha hoàn toàn bất lực trước những tính toán của Marocco
Triết lý bảo thủ của Luis Erique dẫn tới thất bại của Tây Ban Nha
Tung ra hơn 1.000 đường chuyền nhưng chỉ một lần duy nhất trong 120 phút mà các tiền đạo của Tây Ban Nha sút trúng đích. Đây đã là lần thứ ba liên tiếp, nhà vô địch thế giới năm 2010 không thể lọt vào tứ kết của World Cup. Mà nguyên nhân thất bại lại nằm chính ở lối chơi bóng đá quen thuộc của họ.
Đội tuyển Tây Ban Nha đã thống trị cả châu Âu và Thế giới trong giai đoạn năm 2008 đến 2012 với ba chức vô địch Euro 2008, World Cup 2010 và Euro 2012. Yếu tố quan trọng làm nên thành công của Tây Ban Nha chính là phong cách thi đấu kiểm soát bóng. Nhưng điều này đã không còn khi thất bại của Tây Ban Nha tại World Cup năm nay đã chỉ ra điều đó.
Luis Enrique đã quá trông chờ vào một lối chơi cũ kỹ, không có sự thay đổi và đột biến. Ông vẫn dựa vào quá nhiều các cầu thủ Barcelona và theo đuổi lối chơi kiểm soát bóng không có hiệu quả. Chính sự bảo thủ của vị HLV là một phần nguyên nhân thất bại của Tây Ban Nha.
Tây Ban Nha cầm bóng nhiều nhưng lại tỏ ra vô hại.
Thất bại của Tây Ban Nha từ việc không thể tạo ra những cơ hội ghi bàn rõ rệt
Ngoại trừ trận đấu với Costa Rica, trong ba trận đấu với đội tuyển Đức, Nhật Bản và Morocco các cầu thủ Tây Ban Nha chỉ tạo được 2,59 cơ hội ghi bàn/trận. Điều này thật khó có thể giải thích với một đội bóng cầm tới 70% bóng trong mỗi trận đấu.
Tây Ban Nha đã bắt đầu hành trình cho chiếc cup vàng Thế giới với chiến thắng hủy diệt 7-0 trước đối thủ Costa Rica. Sau trận đấu này, nhiều người đã mơ mộng vào một sự huỷ diệt của La Roja. Nhưng sau đó, trước Đức, Nhật Bản và mới đây là Maroc dù Tây Ban Nha luôn là đội kiểm soát bóng vượt trội nhưng những kết quả họ nhận lại là trái ngược nhau hoàn toàn.
Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra sau thất bại của Tây Ban Nha. Một trong số đó là việc họ không tạo ra được những cơ hội ghi bàn và thiếu đi một tiền đạo giỏi. Hình ảnh rõ ràng nhất cho sự vô hại mà hàng công của La Roja đã thể hiện chính là Ferran Torres. Khi mà cầu thủ này có mặt trên sân trong 74 phút trước Morocco, nhưng lại có 0 lần dứt điểm, 0 lần qua người, 0 đường chuyền quyết định.
Quá tự tin vào bản thân để rồi nhận thất bại của Tây Ban Nha
Trong một buổi họp báo, HLV Luis Enrique đã cho biết các học trò của ông đã vượt qua bài kiểm tra 1.000 quả phạt đền. Thậm chí, vị huấn luyện viên còn tự tin đã chuẩn bị tốt cho loạt sút luân lưu trong trận đấu trước Morocco. Nhưng kết quả thì ai cũng đã biết, Tây Ban Nha thậm chí không thực hiện thành công cú đá nào và thua 0-3 ở loạt sút căng não.
Thất bại của Tây Ban Nha cũng khiến họ là đội bóng thứ hai trong lịch sử World Cup sau Thuỵ Sĩ không đá được quả nào trong loạt sút luân lưu. Bên cạnh đó, Tây Ban Nha cũng là đội thua luân lưu nhiều nhất trong lịch sử World Cup với 4/5 lần thua ở loạt sút này. Trước Morocco, Tây Ban Nha cũng từng đã thất bại trong loạt luân lưu trước Bỉ ở tứ kết World Cup 1986, Hàn Quốc ở tứ kết World Cup 2002 và Nga ở vòng 16 đội tại World Cup 2018.
Sự quá tự tin cũng là nguyên nhân thất bại của Tây Ban Nha
Sự lựa của Luis Enrique cho loạt sút luân lưu căng não
Trong loạt sút với Marocco, 3 cái tên đá hỏng của Tây Ban Nha lần lượt là Busquets, Sarabia và Soler. Trong đó, Busquets là người giàu kinh nghiệm thi đấu nhất nhưng đội trưởng Tây Ban Nha chưa từng thực hiện bất cứ pha đá phạt 11m nào trong các trận đấu chính thức.
Tuy nhiên, niềm tin của vị huấn luyện viên người Tây Ban Nha cho Sarabia và Soler là có cơ sở. Cụ thể, trong quá khứ Sarabia đã thực có tổng cộng 16 lần thực hiện các pha đá penalty, và tỉ lệ thành công của cầu thủ này lên đến 100%. Với Soler, anh có 19 lần đấu và thành công tới 89%. Cuối cùng, Tây Ban Nha vẫn thất bại và lập kỷ lục buồn tại giải đấu năm nay.
Qua phân tích thất bại của Tây Ban Nha, Thethao789 đưa ra những yếu tố khiến cho La Roja phải dừng bước tại World Cup năm nay.